Việc tắt nguồn máy nước nóng khi không sử dụng giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tiết kiệm điện cho gia đình bạn. Đây là kinh nghiệm nhiều năm trong ngành của các kĩ thuật viên sửa máy nước nóng đã rút ra trong quá trình làm việc thư giãn thoải mãi mà không lo sợ nguy hiểm khi tắm nước nóng.
- Máy nước nóng bị hư nguyên nhân và cách khắc phục
- Có nên tắt nguồn máy nước nóng khi không sử dụng
- Tự sửa máy nước nóng tại nhà như một chuyên gia
Xem thêm:Máy nước nóng bị hư nguyên nhân và cách khắc phục
HOTLINE: 028.2217.5555 – 09.06.92.0505
Nguyên lý hoạt động
Về nguyên lý, bình nóng lạnh có cấu tạo giống như ấm đun nước bằng điện, chỉ khác là có dung tích lớn với công suất thanh đun lớn hơn. Tuy nhiên, bình có trang bị thêm nhiều thiết bị, để có thể vận hành và bảo vệ tự động theo chế độ cài đặt của người sử dụng.
Máy nước nóng có bộ phận chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp Frolyurethane, còn bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 – 4 kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình.
Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước, thanh cation còn gọi là thanh lọc nước hoặc thanh làm mềm nước để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình.
Bộ phận van một chiều và van an toàn thường được chế tạo thành một khối, để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong bình trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.
Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 độ C. Cũng giống như rơle nhiệt độ ở bàn là, nồi cơm điện hay tủ lạnh, rơle nhiệt độ ở máy nước nóng cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.
Vì máy nước nóng là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người bởi người tiêu dùng thường tiếp xúc trực tiếp với nước khi tắm, rửa chân tay, bát đĩa.
Việc tắt máy nước nóng khi không sử dụng giúp tiết kiệm điện và an toàn cho người dùng
Rất nhiều người dùng quan niệm sai lầm rằng, các loại bình nóng lạnh cao cấp đã được trang bị thiết bị chống rò rỉ điện và yên tâm cắm điện suốt 24/24h để lúc nào muốn tắm là có thể dùng được ngay, kể cả khi đang tắm. Không chỉ gây tốn điện và hao mòn sản phẩm, hành động chủ quan và sử dụng thiếu kiến thức này có thể là tác động vô cùng nguy hiểm dẫn đến các tai nạn đau lòng. Thực tế là đã có nhiều tai nạn giật điện trong khi sử dụng máy nước nóng trực tiếp xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do sự rò rỉ điện khi sử dụng mà không tắt bình.
Về rơ-le nhiệt được lắp kèm trong máy, chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước. Dây mayso, dây dẫn điện tiếp đất cũng góp phần giúp cho người dùng thêm an toàn nhưng cũng có thể bị hỏng, ăn mòn hay bong tróc do hoạt động quá tải gây ra rò điện. Bên cạnh đó, sau thời gian dài hoạt động, máy nước nóng cũng trở nên “già nua” các chức năng bảo vệ trở nên yếu ớt nên gây tai nạn điện là điều khó tránh khỏi.
Khi sản xuất máy nước nóng, các nhà sản xuất đã cố gắng tăng cường tính an toàn trong đó nhưng quan trọng hơn hết là người dùng sử dụng đúng cách, bảo trì và bảo quản với ý thức đặt sự an toàn của mình và người thân lên hàng đầu.
Chính vì vậy, ngoài việc đề cao lắp đặt đúng kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra bảo trì, có sự thay thế sau vài năm sử dụng… thì người dùng chú ý luôn tắt máy nước nóng khi không sử dụng và khi sử dụng. Mà thay vào đó là bật bình nước nóng từ 5 – 10 phút xong rồi tắt và sử dụng.
Nếu máy nước nóng nhà bạn có gặp sự cố hay bạn cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 028.2217.5555 – 09.06.92.0505 chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.